• quat tran ninh binh,
  • Khuôn dập nóng Khuôn dập cắt - đột - uốn Khuôn dập vuốt tấm Khuôn đúc - đúc áp lực Khuôn ép phun nhựa Dao phay định hình Dao phay ngón nguyên khối Đồ gá gia công, kiểm tra
      Đang online: 1
      Lượt truy cập: 857650
    Thông tin công nghệ
    So sánh rèn dập với đúc

    - Vật rèn dập có độ bền cao hơn nhiều:
    Công nghệ đúc là quá trình nung nóng chảy - đổ khuôn - làm nguội. Tinh thể kim loại được kết tinh ở dạng hình cây nên không thể đạt được các sản phẩm có độ bền cao như rèn dập. Vật rèn dập chắc chắn hơn hẳn vật đúc về độ bền nhờ tinh luyện lại cấu trúc tinh thể về dạng thớ định hướng theo hình dạng của sản phẩm.

     - Công nghệ rèn dập làm giảm bớt các khuyết tật của thỏi đúc:
    Vật đúc không được tạo thớ và cũng không có hướng bền, quá trình đúc không ngăn ngừa được các khuyết tật do luyện kim. Sự tạo thành sợi thớ kim loại trong vật rèn dập đã làm cho nó trở nên có độ bền cao nhất. Từ cấu trúc hình cây, hợp kim bị phân chia sau khi đúc sẽ được tinh luyện lại nhờ công nghệ rèn dập.

     - Vật rèn dập có độ tin cậy cao hơn và chi phí cho sản xuất ít hơn:
    Vật đúc có rất nhiều khuyết tật, các khuyết tật này ở nhiều dạng khác nhau. Vật dập được tinh luyện lại cấu trúc hạt kim loại nên nó có độ bền, độ dẻo dai, chịu kéo cao hơn do đó nó được tin cậy hơn. Trong quá trình sản xuất, rèn dập không cần thêm chi phí điều khiển và kiểm tra quá trình như đúc nên nó rẻ hơn.

    - Vật rèn dập thích ứng hơn vật đúc đối với quá trình nhiệt luyện:
    Vật đúc đòi hỏi phải điều khiển quá trình nung nóng và làm nguội phải chặt chẽ hơn bởi vì các hợp kim dễ bị phân ly.

    - Rèn dập áp dụng vào sản xuất linh hoạt hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn: 
    Một số quá trình đúc đòi hỏi vật liệu đắt tiền cũng như kiểm soát quá trình tốn kém, và mất nhiều thời gian. Trong khi đó rèn dập trong khuôn hở thích ứng với rất nhiều loại chi tiết dài, thời gian sản xuất ngắn.

    Các tin cùng chuyên mục